câu nói khiến bạn tích cực hơn

Ngôn ngữ ảnh hưởng đến niềm tin và quyết định của con người. Một số từ tích cực có thể khiến bạn cảm thấy lạc quan mỗi ngày, nhưng những từ khác có thể biến thành vũ khí khiến trái tim bạn chệch hướng và chặn đứng. 

Ngôn ngữ luôn xuất hiện trong cuộc sống của mỗi người. Bất kể chúng ta làm gì khi đọc, viết và giao tiếp một cách vô thức hoặc tích cực, chúng sẽ tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và hành vi của chúng ta. Do đó, hiểu cách thức hoạt động của ngôn ngữ cũng có thể giúp chúng ta nhìn cuộc sống lạc quan hơn. 

Sử dụng những từ ngữ tích cực giúp tăng cường năng lượng và giảm trầm cảm, cải thiện khả năng sáng tạo của bạn và khiến bạn suy nghĩ tích cực thay vì trở thành mồi cho những suy nghĩ tiêu cực. 

Dưới đây là một số từ tiêu cực mà chúng ta thường sử dụng trong cuộc sống và một số từ thay thế giúp chúng ta suy nghĩ tích cực hơn. 

Nên tránh nói “Tôi không thể làm”

Khi bạn nói “Tôi không thể”, bạn đang đặt mình vào vị trí của sự thất bại, đồng nghĩa với việc bạn mất dần năng lượng. Biểu hiện này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đánh giá thấp bản thân, khiến bản thân trở nên vô dụng, mất đi sự lạc quan, coi như bạn thất bại khi bắt đầu. 

tích cực

Thay vào đó, bạn nên sử dụng từ: “Sẽ không”.

“Tôi sẽ không làm”, như cách nói thể hiện bạn là người tự tin và có kiểm soát tốt. Nó cũng cho thấy rằng mọi thứ nên được tham khảo và cân nhắc trước khi thực hiện. 

Tích cực với “Tôi phải làm”

Với cách nói “Tôi phải làm”, bạn dễ đánh mất khả năng đưa ra các lựa chọn cá nhân; và trở thành nạn nhân của những suy nghĩ tiêu cực. Điều đó còn khiến bạn cảm thấy bị ép buộc; vào công việc mình đang thực hiện và dễ mất đi năng lực kiểm soát nó.

Ngược lại, hãy sử dụng những từ ngữ mang tính điều khiển như: “Chọn” hoặc “muốn”.

câu nói khiến bạn tích cực hơn

Bởi mọi thứ chỉ là sự lựa chọn; bạn không cần “phải làm”. Sử dụng cách nói “chọn làm” hay “muốn làm” ;sẽ tốt hơn nhiều và đưa ra cho bạn cách nhìn lạc quan hơn về mọi thứ.

Đồng thời “Tôi chọn làm” hoặc “Tôi muốn làm” ;còn nói lên bạn là con người hiểu biết; nắm rõ điều mình muốn trên con đường bạn đang đi.

“Tôi nên”

“Tôi nên” là cách nói ám chỉ rằng bạn khá e dè và là người không giỏi kiểm soát vấn đề. Mọi thứ luôn có tác động hai mặt, đúng và sai; “nên” chính là ranh giới giữa hai mặt đó; và khi bạn đứng trên ranh giới này, bạn cảm thấy chênh vênh luôn nghi ngờ bản thân mình có đang làm điều đúng hay không.

hoa

Tập thói quen sử dụng từ “có thể” sẽ giúp bạn củng cố niềm tin của bản thân; và quyền quyết định đối với mọi việc.

“Luôn luôn” Hoặc “Không bao giờ”

Khi bạn nói, “luôn luôn” hoặc “không bao giờ”; rõ ràng bạn đang cố chứng minh quan điểm của bạn và bám trụ vào niềm tin trước đó. Mục tiêu lúc này của bạn là chiến thắng; bạn bỏ qua bản chất; không buồn tìm hiểu hay đưa ra những giải pháp khác biệt.

Năng lượng

Mặt khác, điều này còn khiến bạn trở nên độc đoán, luôn ngờ vực trước mọi thứ hoặc bảo thủ với những quan điểm lỗi thời, lâu dài làm tiêu hao năng lượng tích cực bên trong bạn cũng như gây ra chứng hay lo lắng, căng thẳng.

Thay vào đó, sử dụng từ “thỉnh thoảng” và “thường xuyên”; giúp bạn có cái nhìn cởi mở và lạc quan về mọi việc; bạn cũng sẽ chấp nhận những ngoại lệ ;và không còn bó buộc bản thân mình nữa.

hoa anh đào

Tham khảo thêm nhiều bài viết về lối sống tại website saffronnhap

Nguồn: elle.vn