Môi trường và lối sống làm; cho ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình, điều đáng nói là số người trẻ mắc hội chứng này ngày càng tăng cao nhưng hầu hết mọi người đều không coi thường và không hề để tâm đến.
Môi trường và lối sống làm số bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình nhiều và ngày càng trẻ hóa
Mỗi khi bị chóng mặt, đau đầu, hay đi đứng bị loạng choạng; nhiều người lại nghĩ rằng mình mắc bệnh tiền đình. Tuy nhiên không phải như vậy; bởi bệnh rối loạn tiền đình có biểu hiện rất điển hình và cần phải được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra kết luận chính xác.
Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Hải Yến – Chuyên khoa Thần kinh; đã cho biết bệnh rối loạn tiền đình bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
Bác sĩ Yến cho biết; tỷ lệ mắc hội chứng tiền đình giữa nam và nữ là như nhau; những người từ 30 đến 50 tuổi thường có các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình rất rõ ràng. Điều này không có nghĩa là người già và người trẻ không mắc bệnh nay; ở người già thì các triệu chứng thường đi kèm với các bệnh khác.
Còn đối với những người dưới 30 tuổi cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp đã mắc phải bệnh tiền đình; có trường hợp chẩn đoán được mắc bệnh khi chỉ mới 14, 15 tuổi. Điều này cho thấy hội chứng tiền đình ở nước ta ngày càng trẻ hóa.
Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Phân tích sâu hơn về các bệnh lý tiền đình; bác sĩ Yến cho biết hệ thống tiền đình được chia thành hai phần: tiền đình trung ương và tiền đình ngoại biên.
Hệ thống tiền đình ngoại biên nằm ở tai trong của con người (gồm hệ thống vòng bán khuyên, ốc tai, thần kinh tiền kinh); còn hệ thống tiền đình trung ương nằm ở phần hành – cầu não (nhân tiền đình, các đường dẫn truyền trong não).
“Đa phần các rối loạn về tiền đình mà có triệu chứng như ù tai, đặc tai; điếc thì người bệnh sẽ khám chuyên khoa tai mũi họng. Còn lại một số triệu chứng như việc đứng không vững; chóng mặt thì người bệnh có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Riêng nhóm bệnh về thần kinh khi đi khám có trên 50% người mắc rối loạn tiền đình”, bác sĩ Yến cho hay.
Nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh rối loạn tiền đình
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ làm gia tăng hội chứng tiền đình; các nhóm nguyên nhân có thể kể đến do viêm (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…); do chuyển hóa và bệnh lý mạch máu (rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa mạch máu, đái tháo đường; tăng huyết áp, nhồi máu động mạch…), và do u (chèn ép cơ quan tiền đình)
Lối sống
Nhóm yếu tố nguy cơ quan trọng mà bác sĩ Yến cũng hết sức lưu ý đó là vấn đề dinh dưỡng, lối sống và môi trường. Theo đó, dinh dưỡng và lối sống sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa hoặc dễ gây viêm nhiễm. “Ví dụ cụ thể nhất là việc sử dụng chất kích thích, các thuốc tâm – thần kinh hoặc rối loạn mỡ máu nó sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa tế bào… Từ đó dẫn đến bị xơ vữa mạch máu, hẹp tắc do mảng xơ vữa, cục máu đông… nhất là các mạch máu nhỏ vùng đầu mặt cổ, dẫn đến nhồi máu. Việc không thường xuyên giữ vệ sinh mũi họng sẽ làm tăng nguy cơ viêm vùng tai – mũi – họng, giảm sức đề kháng từ đó làm xuất hiện triệu chứng rối loạn tiền đình.
Ô nhiễm môi trường
Môi trường ô nhiễm; đặc biệt là các loại khói bụi độc hại sẽ gây ra các bệnh lý viêm mũi họng, nếu không điều trị sớm; triệt để, gây viêm hệ thống tiền đình ngoại biên. Thông thường, với tình trạng viêm thần kinh tiền đình; viêm tai giữa thì sẽ ảnh hưởng đến tai trong và dẫn đến ứ nội dịch, sau đó gây viêm; nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến rối loạn tiền đình”, bác sĩ Yến phân tích.
Những nguyên nhân khác
Một số các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng rối loạn tiền đình còn có thể do; làm việc trong môi trường nhiều áp lực; ngồi lâu một chỗ, ít vận động, thậm chí phải ngồi cả buổi hoặc cả ngày trước máy vi tính ở trong phòng máy lạnh… Điều này làm ảnh hưởng đến cột sống; nhất là vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống; hẹp lỗ tiếp hợp làm giảm lưu lượng máu của động mạch đốt sống, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho vùng tiền đình – tiểu não và gây ra hội chứng tiền đình.
Bên cạnh đó, áp lực không chỉ ở nơi làm việc, nhiều người trẻ còn mang cả nỗi lo về nhà, khiến cho giấc ngủ lúc nào cũng ở trạng thái chập chờn, không sâu, hay trằn trọc và thức giấc. Một số người trẻ bị huyết áp thấp, lại có thói quen nhịn bữa sáng hoặc ăn quá mặn; lười tập thể dục thể thao; uống nhiều rượu, bia và thức uống có ga… Chính những thói quen này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe; đặc biệt là dễ gây nên chứng rối loạn tiền đình.
Theo dõi saffronnhap để xem được nhiều tin tức mới nhất hôm nay!
Nguồn: eva.vn