Nguyên nhân gây ra rạn da

NgRạn da là những vết sẹo được hình thành khi da co lại hoặc co rút nhanh chóng. Về bản chất, đây là sự thay đổi đột ngột khiến collagen và elastin nâng đỡ da bị tổn thương. Sau khi da lành vết rạn sẽ xuất hiện. Tình trạng này không thể tự khỏi, nhưng điều trị sẽ giúp giảm bớt nó. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân rạn da và cách điều trị hiệu quả nhé!

Những ai có thể bị rạn da?

Tùy thuộc vào màu da mà vết rạn xuất hiện đầu tiên có màu đỏ, tím, hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Lúc đầu, vết rạn hơi sần và ngứa. Theo thời gian, màu sắc của vết rạn sẽ mờ dần và chìm xuống dưới da. Khi sờ vào các vết rạn lâu năm, bạn thường có cảm giác hơi lõm xuống.

Những ai có thể bị rạn da?

Rạn da phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là khi mang thai. Khi bụng bầu phát triển để nhường chỗ cho thai nhi, làn da của bà bầu trở nên căng hơn. Sự gia tăng nội tiết tố khi mang thai cũng có thể làm suy yếu cấu trúc của da và gây rạn da. Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể lớn lên trong thai kỳ đều có thể bị gãy.

Cả phụ nữ và nam giới béo phì đều có thể bị rạn da. Ngay cả những người tập thể hình ít béo cũng sẽ bị rạn da khi cơ bắp của họ phát triển. Nếu trẻ đột ngột trở nên cao hơn hoặc tăng cân khi ở tuổi vị thành niên, chúng rất dễ bị rạn da.

Nguyên nhân gây ra rạn da

Collagen là một loại protein giúp da đàn hồi; nếu thiếu thì khi da bị rạn sẽ xuất hiện các vết rạn. Không phải ai cũng xuất hiện các vết rạn trên da. Những thay đổi về nồng độ hormone và các yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò nào đó trong các vết rạn da.

Nguyên nhân gây ra rạn da

Những thời điểm sau đây cũng làm phát triển các vết rạn da:

  • Tăng trưởng ở tuổi dậy thì;
  • Thai kỳ;
  • Phẫu thuật nâng ngực;
  • Giảm cân nhanh chóng;
  • Tập tạ làm tăng cơ nhanh;

Ngoài ra, bôi corticosteroid lên da trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân rạn da. Người mắc bệnh Cushing hoặc hội chứng Marfan – một bệnh di truyền làm suy yếu da và gây tăng trưởng bất thường, cũng dễ phát triển các vết rạn da.

Phương pháp chữa rạng da

Giống như tất cả các loại sẹo khác, vết rạn da sẽ tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên điều trị có thể làm chúng mờ hơn và giúp giảm ngứa. Nếu muốn chăm sóc da khi mang thai hoặc cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị rạn da. Một số thành phần, chẳng hạn như retinol, có thể gây hại cho em bé.

Phương pháp chữa rạng da

Bạn cần biết rằng không có cách chữa rạn da nào đảm bảo hiệu quả với tất cả mọi người. Thậm chí nhiều sản phẩm chữa rạn da có thể không tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào.

Kem, lotion dưỡng và gel bôi da

Các chuyên gia đã nghiên cứu nhiều loại kem bôi rạn da, lotion dưỡng và gel điều trị rạn da. Mặc dù không có một sản phẩm nào đảm bảo hiệu quả tuyệt đối, nhưng vẫn giúp ích vài phần.

Nếu bạn muốn thử dùng một trong những loại kem bôi rạn da thì cần lưu ý:

  • Sử dụng sản phẩm cho các vết rạn da mới hình thành. Những cách chữa rạn da thường không hiệu quả với các vết rạn lâu dài;
  • Dành thời gian massage nhẹ nhàng tinh chất điều trị vào vết rạn da để tăng hiệu quả;
  • Kiên trì bôi sản phẩm mỗi ngày trong nhiều tuần mới bắt đầu nhận thấy thay đổi.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Các nghiên cứu cho biết những cách chữa rạn da tại nhà phổ biến thường không hiệu quả. Cụ thể, vết rạn dường như không hề mờ đi khi được xoa dầu hạnh nhân, bơ ca cao, dầu ô liu hoặc vitamin E. Việc phơi nắng cũng không thể làm mờ các vết rạn da mà ngược lại chúng còn trở nên nổi bật hơn vì không bị sạm màu như vùng da xung quanh.

Trong khi đó, sử dụng một số sản phẩm nhuộm da nâu (rám nắng) sẽ giúp che mờ bớt các vết rạn da – cả khi mới xuất hiện lẫn lâu ngày, nhưng không thể làm chúng biến mất hoàn toàn và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe làn da. Ngoài ra, trang điểm cũng được xem là cách giúp che giấu phần nào vết rạn da.

Thuốc kê toa

Hai thành phần có thể mang đến hiệu quả trong điều trị rạn da là:

  • Axit hyaluronic: Hai nghiên cứu lớn cho biết bôi axit hyaluronic lên các vết rạn da mới xuất hiện có thể làm chúng ít nổi bật hơn;
  • Tretinoin: Đây là một hợp chất retinol liên quan đến Vitamin A, có tác dụng giúp vết rạn da mờ hơn nếu sử dụng sớm. Trong một nghiên cứu, những người dùng loại kem kê đơn này mỗi tối trong 24 tuần sẽ có vết rạn mờ hơn so với người không dùng kem bôi rạn da.

Một loại retinoid khác là retinol cũng có tác dụng tăng sản xuất collagen và làm mờ các vết rạn da khi được sử dụng sớm. Các loại thuốc này cũng được dùng để điều trị nếp nhăn, nhưng có thể khiến da bị đỏ, kích thích hoặc tróc vảy.

Ngăn ngừa vết rạn da

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều biện pháp ngăn ngừa rạn da không thực sự có tác dụng, bao gồm bôi dầu hạnh nhân, bơ ca cao, dầu ô liu, hay vitamin E. Những loại kem dưỡng ẩm tự nhiên này có thể giúp làn da mềm mại hơn, nhưng không rõ hiệu quả trong điều trị và ngăn ngừa rạn da.

Ngăn ngừa vết rạn da

Tuy nhiên các sản phẩm có chứa tinh chất rau má hoặc axit hyaluronic (có trong làn da tự nhiên) có thể ngăn ngừa rạn da. Chẳng hạn, dầu thảo dược rau má giúp tăng cường các tế bào tạo collagen và xây dựng mô da. Một số người cũng sử dụng loại kem bôi rạn da này để chữa lành vết thương.

Các sản phẩm điều trị rạn da được bày bán tại cửa hàng hoặc trên mạng có thể khá đắt. Nếu bạn đã tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc mà không nhận thấy sự cải thiện, nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn cách chữa rạn da. Thủ thuật tại phòng khám đã được chứng minh hiệu quả hơn so với các loại kem bôi rạn da, lotion dưỡng và gel. Bác sĩ da liễu cũng có thể giới thiệu cho bạn một số sản phẩm hoặc quy trình mới ra mắt có hiệu quả cao.

Trên đây là bài viết “Rạn da – Nguyên nhân gây ra và cách điều trị hiệu quả. Saffronnhap hi vọng sẽ đem đến những thông tin hữu ích nhất đến các bạn.

Nguồn: vinmec.com